KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC XOÀI

 

I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa xoài

a) Yếu tố môi trường:

Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa và là bước đầu tiên để đạt được khả năng cho năng suất cao.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp kích thích tạo mầm hoa và làm cho cây trổ bông, những năm không lạnh cây sẽ ra hoa ít và thời gian ra hoa kéo dài. Nhiệt độ vào ban đêm từ 18-20oC thuận lợi cho sự ra hoa của xoài. Ở ĐBSCL, tháng 12-1dl có nhiệt độ thích hợp kích thích cho sự ra hoa nên xoài thường ra hoa vào tháng 1-2 dl.

Tạo sự khô hạn và ngập úng: Biện pháp “xiết nước” để gây “sốc” cho cây ra hoa (rất hiệu quả ở giai đoạn kích thích ra chồi đồng loạt), “tạo ngập úng” cũng là một yếu tố thúc đẩy sự ra hoa trên cây xoài. Do đó, kết hợp hai biện pháp này cây xoài sẽ ra hoa sớm và đáp ứng tốt với việc xử lý ra hoa nghịch mùa.

b) Giống:

Sự ra hoa của xoài lệ thuộc nhiều vào đặc tính giống. Ở nước ta, các giống xoài Thơm, Chu, Thanh Ca,… rất dễ kích thích ra hoa, trong khi giống xoài cát Hòa Lộc thì tương đối khó hơn.

c) Tuổi của cành:

Tuổi cành cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa của xoài. Cành còn non kích thích xoài sẽ ra đọt, trái lại cành già (lớn hơn 10 tháng tuổi do hình thành từ năm trước) thì miên trạng rất sâu nên khó kích thích ra hoa. Kết quả nghiên cứu trên các giống xoài ở ĐBSCL thì ngoại trừ giống xoài cát Hòa Lộc kích thích ra hoa đạt hiệu quả cao khi cành 1,5-2 tháng tuổi (lá chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh đậm). Đối với xoài cát Chu, Thanh Ca, Bưởi, xoài Ù có thể kích thích ra hoa khoảng 1,5 tháng tuổi khi lá còn dẻo.

d) Tình trạng sinh trưởng và năng suất năm trước của cây:

Tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất năm trước có ảnh huởng rất lớn lên sự ra hoa xoài.

Cây xoài bị kiệt sức do đậu trái quá nhiều hoặc cho năng suất cao trong năm trước sẽ làm giảm khả năng đâm chồi và phân hóa mầm hoa ở năm tiếp theo. Do đó, những năm cây đậu trái quá nhiều cần phải tỉa bớt trái và phải bón phân nhiều hơn để cây không bị suy kiệt ở năm tiếp theo.

Đối với cây cho trái ít ở năm trước hoặc cây đang phát triển thân lá mạnh rất khó xử lý ra hoa, nên hạn chế bón lượng phân đạm, kết hợp với phương pháp tạo sự khô hạn và sử dụng Paclobutrazol giúp cho cây xoài ra hoa tốt hơn.

II. Quy trình xử lý ra hoa xoài nghịch mùa

Thời vụ hoa và tỉ lệ ra hoa xoài phụ thuộc rất lớn vào sự xuất hiện và sự kéo dài của yếu tố nhiệt độ thấp mà yếu tố này thay đổi năm này sang năm khác nên sự ra hoa xoài trong tự nhiên thường không ổn định. Cây xoài còn tơ (4 – 5 năm tuổi) thường cho tỉ lệ ra hoa thấp, không ổn định so với cây trưởng thành hay ngay cả cây già hơn.

Để kích thích ra hoa xoài, có thể sử dụng Paclorbuutazol (Paclo) để thúc đẩy sự hình thành mầm hoa, sau đó dùng Thioure hay Nitrat Kali để kết thúc cho mầm hoa phát triển đồng loạt.

Nếu chỉ kích thích ra hoa bằng Nitrat Kali hay Thioure kết quả sẽ thấp, đặc biệt là trong mùa nghịch. Paclo được xử lý bằng cách tưới vào đất với liều lượng 1- 2 g nguyên chất cho mỗi mét đường kính tán, khi lá chuyển từ màu đồng sang màu xanh đọt chuối (khoảng 45 - 60 ngày) để thúc đẩy sự phân hóa, hình thành mầm hoa. Ba tháng sau tiến hành kích thích ra hoa bằng cách phun Thiourê với nồng độ 0,3- 0,5% hay Nitrat kali nồng độ 2- 2,5%, một tuần sau xử lý lại với nồng độ giảm 50%. Đối với xoài cát Hòa Lộc, để có thể thu hoạch vào dịp Tết nên kích thích ra hoa vào khoảng giữa tháng 9 dl (Tết Trung Thu).

Do Paclo còn lưu tồn trong đất, nên xử lý ở năm sau nồng độ Paclo được khuyến cáo giảm 50% và nên ngừng xử lý hóa chất ở năm thứ ba để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong đất, đồng thời cây có thời gian phục hồi các chất dự trữ trong cây nhằm duy trì khả năng ra hoa và nuôi trái. Sử dụng nồng độ Paclo cao sẽ tăng tỉ lệ ra hoa nhưng cũng có thể làm cho bông xoài ngắn lại và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây sau này.

1. Giai đoạn sau thu hoạch

❖ Kích thích ra đọt non:

- Tỉa cành:

+ Cắt bỏ phát hoa đã ra hoa trong mùa trước nhưng không đậu trái hoặc đã rụng trái non.

+ Cành sâu bệnh, ốm yếu, bị che khuất bên trong tán cây và cành bên ngoài tầm che rợp lẫn nhau

Bón phân:

+ Phân hữu cơ: 10 – 15 kg/cây, bón trước khi thu hoạch trái 10 – 15 ngày.

+ Phân hóa học: Bón phân NPK 20 – 20 – 15 TE kết hợp Ure 46% theo tỉ lệ 2:1. Lượng phân trung bình từ 0,5 – 1,0 kg/cây trên 6 năm tuổi. Năng suất năm trước càng cao, lượng phân bón càng nhiều. Bón phân bằng cách xới xung quanh gốc theo hình vành khăn, sâu 20cm hay kết hợp với bồi bùn để lấp phân.

- Tưới nước: Sau khi bón phân tiến hành tưới nước ngay để giúp phân thấm vào gốc, cứ cách 3 – 4 ngày tưới/lần. Sau khi cây ra đọt non có thể tưới 1 – 2 lần/tuần.

❖ Kích thích cây ra đọt non:

+ Sau 15 ngày bón phân cây bắt đầu cơi đọt 1. Tiến hành phun thuốc kích ra đọt đồng loạt liều lượng 250ml Samtonik + 250ml TV1 12-3-4+TE cho 220L nước, phun đều trên lá.

+ 20 ngày sau khi cơi đọt 1, cây ra cơi đọt lần 2. Lúc này tiến hành phun thuốc dưỡng đọt liều lượng 250ml Samtonik + 250ml TV1 12-3-4+TE cho 220L nước, phun đều trên lá.

❖ Phòng trừ sâu bệnh hại đọt non

- Khi cơi đọt bung ra đồng loạt, thường xuất hiện sâu đục ngọn xoài (Chlumetia transversa). Thành trùng là loài ngài nhỏ, đẻ trứng trên lá, sâu non nở ra, sẽ đục rỗng đọt xoài. Ngoài ra, bọ cắt lá (Deporaus marginatus), thành trùng có miệng kéo dài thành vòi, chúng cắt ngang lá làm cành non có thể bị trụi lá, như vậy vấn đề ra hoa về sau sẽ thất bại. Do vậy, kho cơi đọt bung ra cần phun thuốc để ngăn cản côn trùng tấn công đọt xoài.

- Ngừa bệnh bằng thuốc có phổ rộng, luân phiên thay đổi thuốc như: Azditi Max, Strepti +3, Mancozeb 80WP, Fortozeb…

- Có thể phối hợp thuốc phòng trừ dịch hại bọ cắt lá, nhện đỏ, sâu lông, ngăn ngừa thán thư như: 100ml Antibactro+++ + 60 ml Tripiti Top/Kasuti cho 200L nước.

- Nếu đọt non phát triển không tốt (do bón phân không đủ lượng và đúng lúc) như đọt ngắn, ốm yếu, lá nhỏ cần tiến hành phun bổ sung phân bón lá có tỉ lệ đạm và lân cao để giúp cho đọt phát triển tốt.

2. Xử lý ra hoa PACSATI 20 (Paclobutrazol)

- Thời điểm xử lý: Lá từ 3 – 12 tuần tuổi, lá chuyển từ màu đồng đến màu xanh nhạt.

- Liều lượng: 1 – 2 gram nguyên chất cho 1m đường kính tán xoài. Liều lượng Paclobutrazol (Pacsati 20) tùy thuộc vào:

+ Đường kính tán cây. Ví dụ: Cây có 5m đường kính tán với sản phẩm Paclo 10% thì 1 cây cần pha 50gr thuốc với khoảng 30 – 50 lít nước rồi tưới đều xung quanh tán cây.

+ Tuổi cây: Cây còn tơ còn nhỏ thì lượng thuốc nhiều hơn cây già, cây trưởng thành vì cây còn tơ sinh trưởng mạnh hơn cây trưởng thành;

+ Mùa mưa: cây sinh trưởng mạnh thì lượng thuốc cũng phải dùng nhiều hơn mùa khô (mùa thuận);

+ Loại đất: tùy thuộc loại đất mà sử dụng lượng thuốc cũng khác nhau, nếu đất nhiều cát thì lượng thuốc phải nhiều hơn đất thịt pha sét;

+ Lượng nước tưới: sau khi đổ gốc khoảng 1-2 tuần, cần tạo môi trường khô hạn để giúp cây bị stress nước giúp cây dễ ra hoa hơn.

- Cách xử lý: Pha 20 – 50L nước tưới đều xung quanh tán cây cho hóa chất thấm vào đất.

- Đối với đất có nhiều sét nên xới đất xung quanh tán cây để hóa chất thấm vào đất tốt, không bị mất do chảy tràn trên mặt.

- Đối với đất có nhiều cát nên pha hóa chất với lượng nước vừa phải và tưới từ từ vào tán cây để hóa chất không bị mất do thẩm lậu vào đất.

Tưới nước mỗi ngày một lần, liên tục trong 7 ngày cho rễ cây hấp thụ hóa chất.

Lưu ý khi sử dụng Paclo:

- Chỉ xử lý khi cây sinh trưởng khỏe, đủ khả năng ra hoa.

- Hóa chất Paclo có thời gian lưu tồn trong đất khoảng 1 năm, do đó nên giảm liều lượng từ 30 – 50% ở năm tiếp theo và ngưng sử dụng ở năm thứ 3.

3. Tạo mầm hoa

- Rải phân bón gốc có hàm lượng Lân và Kali cao (khoảng 21 ngày sau khi đổ gốc) theo tỉ lệ 1:1 (DAP 18-46-0 + KCl kali muối ớt) è nhằm giảm cây sinh trưởng về thân, cành, lá giúp cho cây tạo mầm hoa.

- Phun phân bón lá có hàm lượng Lân và Kali cao (khoảng 21 ngày sau khi đổ gốc, phun 2 lần cách nhau 7 ngày) è cũng nhằm giảm cây sinh trưởng về thân, cành, lá giúp cây tạo mầm hoa, tăng khả năng ra hoa. Bao gồm các cách như sau:

+ Phân bón hòa tan cao cấp Phokal (0-52-34), liều dùng 1kg/220L nước.

+ Phân bón hòa tan cao cấp Nitphot (12-0-61) kết hơp Calypso 5-10-40+TE, liều dùng 1kg/220L nước.

4. Kích thích trổ hoa

- Thời điểm kích thích dựa vào:

+ Giống: Xoài Ba Màu: 70 – 80 ngày sau khi xử lý Paclo

+ Đặc điểm hình thái: Chồi ngọn nhô cao, lá có màu xanh đậm, mép lá dợn sóng.

+ Thời tiết khô ráo

- Hiện nay trên thị trường có hai loại thuốc kích thích ra hoa là Thiure và KNO3. Có thể sử dụng một trong 2 loại hóa chất nêu trên, kết hợp thuốc ngăn ngừa sâu rầy, rệp nhện đỏ, bệnh xì mủ và đen đầu trên mầm. Phun 2 lần cách nhau 7 ngày, liều lượng thuốc kích ra hoa giảm 50%

Ví dụ:

- Lần 1: 1.2kg Multi-K 13-0-46 + 100ml Antibactro+++ ngăn ngừa sâu, rầy kết hợp 60ml Tripiti Top/Kasuti bảo vệ mầm sạch bệnh, pha cho 220 lít nước.

- Lần 2: 700gr Multi-K 13-0-46 + 250ml Micro + 100ml Antibactro+++ + 60ml Tripiti Top/Kasuti. Bổ sung trung vi lượng giúp mầm khỏe về sau ra bông mập, tăng khả năng trội hột.

5. Giai đoạn phát triển hoa

- Thúc hoa phát triển: Giai đoạn 7 – 10 ngày sau khi nhú mầm hoa bón phân N-P-K tỉ lệ 1:1:1 như phân 16:16:16 với liều 200-300 gr/cây. Ngoài ra, nên bổ sung dinh dưỡng qua lá giúp mầm hoa phát triển tốt, kéo bông, phát hoa mập dài TV3 6-8-4+TE kết hợp Calcimax-B với liều 250ml/220 lít nước phun đều lá.

- Ngừa sâu bệnh: Phun thuốc ngừa sâu bệnh đặc biệt là thán thư trong mùa mưa, bù lạch trong mùa khô) 7-10 ngày và 20-25 ngày sau khi nhú phát hoa (cựa gà). Mùa mưa rút ngắn thời gian giữ hai lần phun. Ví dụ: 100ml Antibactro+++ + 250gr Donacol/220 lít nước.

6. Giai đoạn nở hoa

- Tăng đậu trái: 3 – 5 ngày sau nở hoa (phát hoa nở khoảng 30%) bổ sung Canxi-Bo cùng các kích thích tố sinh học như Auxin, Cytokonin, Giberellin, hữu cơ giúp bông lên hột tốt, tăng đậu trái. Ví dụ: Sử dụng 250ml Calcimax-B cho 220L nước.

- Phòng ngừa sâu bệnh: Khi thấy hầu hết các phát hoa trên cây đã đậu trái (có “trứng cá”) tiến hành phun thuốc ngừa sâu bệnh tùy theo mùa vụ. Nên thường xuyên quan sát sự xuất hiện của sâu bệnh để có biện pháp phòng trị thời. Trong mùa mưa nên ngừa bệnh tháng thư 5 – 7 ngày/lần. Trong mùa khô nên quan sát sự xuất hiện của rầy bông xoài, bù lạch, sâu đo, sâu dù để xử lý đúng lúc đạt hiệu quả. Ví dụ: Kết hợp 100ml Dife Super + 100ml Antibactro+++ + 80ml Tripiti Top/Kasuti cho phuy 220L nước.

7. Giai đoạn phát triển trái

- Hạn chế rụng trái non:

+ Lần 1 (SKĐT): Khi thấy “trứng cá”, phun 250ml Calcimax-B + 250ml TV2 6-8-8+TE để hạn chế rụng trái non do thiếu dinh dưỡng đồng thời giúp trái có khả năng đạt kích thước lớn ở giai đoạn trưởng thành. Phòng ngừa thán thư trên trái, bảo vệ da trái xanh sạch bệnh 250gr Donacol + 100ml Azditi Max với 220L nước.

+ Lần 2 (7 – 15 NSKĐT): phun kết hợp Calcimax B (Canxi Bo) + Micro nhằm hạn chế rụng trái non, tăng kích cỡ trái, giúp trái lớn đồng đều. Nên phun thuốc phòng ngừa sâu hại, bọ trĩ, ruồi vàng, bệnh thán thư trên trái như 100ml Antibactro+++ + 200gr Donacol cho phuy 220L nước.

+ Lần 3 (20 - 25 NSKĐT): Xử lý bảo vệ trái ngăn ngừa bệnh và sâu hại. Bổ sung Canxi-Bo giúp tăng kích thước trái, thúc lớn trái, hạn chết nứt trái. Ví vụ: 250gr Donacol + 250ml Calcimax-B + 250ml Aspida Extra + 250ml TV2 6-8-8+TE.

- Bao trái (30 – 40 NSKĐT): Phun thuốc ngừa sâu bệnh một ngày trước khi bao trái. 100gr Strepti +3 (Ngăn ngừa nấm bệnh và vi khuẩn xì mủ trái, giữ da trái sáng và sạch), 250ml Aspida Extra (Áo giáp cây trồng, phòng ngừa nấm bệnh, nhện đỏ và rệp sáp, tăng phẩm chất trái), 100ml Antibactro+++ (Phòng trừ sâu, bọ trĩ, ruồi vàng), 250gr Donacol (Ngừa bệnh thán thư trái, bảo vệ da trái sáng, sạch bệnh). Dùng loại bao vàng 2 lớp quấn chặc miệng bao vào cuống trái để nấm bệnh và côn trùng không chui vào bao.

- Bón phân thúc phát triển trái (4 – 5 tuần SKĐT): Bón phân N-P-K tỉ lệ 1:1:1 (16-16-16) thúc phát triển trái, liều lượng 0,5 – 1,0 kg/cây. Lượng phân tùy theo tuổi cây, số trái trên cây.

- Tăng phẩm chất trái (60 ngày SKĐT): Bón phân N-P-K có tỉ lệ 2:2:3 (1Ure + 2DAP + 2KCl) thúc phát triển lần 2 để tăng trọng lượng trái như Cito-K, Calypso, Karinto giúp tăng phẩm chất trái, tăng màu sắc trái, tăng độ ngọt trái, giúp bảo quản được lâu.

- Thu hoạch: khi trái đã phát triển bề rộng, bề ngang, khoảng 77 – 80 ngày SKĐT hoặc có thể thu theo thị trường với trọng lượng >600gr, khoảng 65 – 70 ngày SKĐT. Khi thu hoạch nên cắt cuống dài để tránh nhựa làm cháy vỏ trái, đồng thời giúp cho trái chống chịu bệnh thán thư tốt hơn trong giai đoạn sau thu hoạch.

Sản phẩm nổi bật

TT RƯỚC HẠT

TT RƯỚC HẠT

  • Cây chắc khỏe, lá đòng xanh cứng
  • Cứng cây hạn chế đỗ ngã
  • Vào hạt nhanh, hạt chắc, vàng lá, nặng ký
  • Chống chịu tôt khi gặp thời tiết bất lợi, tăng năng 
Liên hệ
TITA-FOLINE

TITA-FOLINE

  • Lem lép hạt
  • Vàng lá chín sớm
Liên hệ
TITA-FOLINE

TITA-FOLINE

  • Lem lép hạt
  • Vàng lá chín sớm
Liên hệ
TT RƯỚC HẠT

TT RƯỚC HẠT

  • Cây chắc khỏe, lá đòng xanh cứng
  • Cứng cây hạn chế đỗ ngã
  • Vào hạt nhanh, hạt chắc, vàng lá, nặng ký
  • Chống chịu tôt khi gặp thời tiết bất lợi, tăng năng 
Liên hệ
TITA-2 RICE

TITA-2 RICE

  • Phát rễ, tạo đòng
  • Lá xanh, bông mượt
Liên hệ
TITA-2 RICE

TITA-2 RICE

  • Phát rễ, tạo đòng
  • Lá xanh, bông mượt
Liên hệ
ALGACAL

ALGACAL

  • Canxi-N hữu cơ từ tảo biển
  • Sản phẩm nhập khẩu 100% từ Ai-Len
Liên hệ
ALGACAL

ALGACAL

  • Canxi-N hữu cơ từ tảo biển
  • Sản phẩm nhập khẩu 100% từ Ai-Len
Liên hệ
TITA-2 BUD

TITA-2 BUD

  • Hấp thu nhanh, tạo mầm mạnh
Liên hệ
ANTIROCIS GOLD PLUS

ANTIROCIS GOLD PLUS

  • Phòng trị sâu xanh da láng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu đục quả
Liên hệ

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

THÔNG TIN LIÊN HỆ

➤ Địa chỉ: Số 65, Đường Điện Biên Phủ,

P. Mỹ Phước, Tp Long Xuyên, An Giang

➤ Hotline: 0296 3959 977 - 0918 684 304

➤ Email 1: info@titatrading.com 

➤ Email 2: info.titaco@gmail.com

Thiết kế web bởi titatrading.com

 
 

0918 684 304

 

Ngôn ngữ